Thiếu nữ và biển

Nếu sơn dầu là một chất hội họa đạt tới đỉnh cao trong truyền tải những ý tưởng của người họa sĩ thì sơn mài khi được vận dụng đưa vào chất liệu hội họa sẽ mang đến một cách nhìn mới mẻ, một lối diễn tả khác vừa mang tính chất khái quát, vừa có giá trị gợi cảm cao mang lại những hứng thú ngoài mong đợi của người nghệ sĩ.

Hội họa hiện đại Việt Nam được đánh dấu với sự kiện thành lập trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1925 tại Hà Nội đã góp phần đưa sơn mài Việt Nam từ một chất liệu mang tính ứng dụng trang trí truyền thống trong lịch sử trở thành một chất liệu hội họa độc đáo và kỳ lạ với những cảm xúc nghệ thuật vô cùng đặc biệt.

Sơn mài truyền thống của Việt Nam bao gồm các gam màu chủ đạo như đen (then), đỏ (son), vàng (kim loại) và trắng vỏ trứng… Để tạo ra một bức tranh sơn mài vô cùng công phu, trải qua nhiều công đoạn và kỹ thuật vô cùng cầu kỳ, tỉ mỉ.

Thế hệ các họa sĩ tiên phong đặt nền móng cho hội họa sơn mài Việt Nam như Nguyễn Gia Trí, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Đức Nùng, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng… trong đó không thể không kể đến họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ với những đóng góp xuất sắc cho nền mỹ thuật Việt Nam.

Họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ (1917 – 1992) tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa XI (1936 – 1941) cùng với các họa sĩ Hoàng Tích Chù, Nguyễn Tiến Chung, Bùi Trang Chước…

Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông có nhiều tác phẩm để đời và hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Với tác phẩm “Thiếu nữ và biển” sáng tác năm 1940, ông đã khiến cho giới nghệ thuật vô cùng thán phục với khả năng sử dụng chất liệu sơn mài một cách sáng tạo và tài tình chỉ bằng hai gam màu đen (then) và trắng (vỏ trứng).

Về mặt lý thuyết, đen trắng không phải là màu sắc, tuy nhiên đóng một vai trò quan trọng trong nghệ thuật để thể hiện ánh sáng và bóng tối khiến cho bức tranh có chiều sâu, tạo hiệu ứng không gian 3D và mang nhiều ý nghĩa biểu tượng.

Trên thực tế, để thể hiện một tác phẩm hội họa chỉ bằng hai màu đen trắng đã khó, nhưng thể hiện bằng sơn mài lại còn khó hơn nữa.

Thieunuvabien

Tác phẩm “Thiếu nữ và biển” của họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ  tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Nghệ thuật trắng đen đòi hỏi nhiều kỹ thuật từ người nghệ sĩ.

Đó là một công cụ mà người nghệ sĩ dễ dàng chứng minh khả năng làm chủ màu sắc của mình.

Hình ảnh trắng đen không phải là sự tái hiện thế giới mà mà những hình ảnh trừu tượng đại diện cho các màu sắc khác nhau với các sắc thái khác nhau của cùng một màu.

Điều này đã đẩy tính thẩm mỹ của những bức tranh đen trắng lên một tầm cao hơn, đồng thời chứng tỏ tài năng truyền tải nghệ thuật của người nghệ sĩ.

Trên nền đen then sâu thăm thẳm, tác phẩm “Thiếu nữ và biển” đã thể hiện truyền tải thành công vẻ đẹp xuân sắc của những thiếu nữ như đang vui đùa cũng sóng biển.

Khi thưởng lãm bức tranh, người xem có có thể cảm nhận được làn da gợi cảm, sự mềm mại mượt mà của vóc dáng, thân hình đầy đặn, gợi cảm của các cô.

Tuy nhiên, những điều này được ông thể hiện không quá phồn thực mà đầy tính nghệ thuật với bút pháp khỏe khoắn, hình họa chuẩn xác, lối vẽ phóng khoáng mang đậm những tìm tòi thể nghiệm bản sắc riêng.

Màu trắng, lại là trắng vỏ trứng được tạo trên nền sơn mài nhưng làm như thế nào mà người nghệ sĩ có thể kiểm soát các mức độ trắng sáng.

Thực sự đó là một tài năng và sự sáng tạo của họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ.

Ông phải phủ một lớp sơn tương đối dày để vỏ trứng dính được lên một mặt phẳng.

Những mảnh vỏ trứng được thực hiện công phu, đặt lên các bề mặt để tạo hình, sau đó gõ nhẹ nhàng để tạo độ rạn của vỏ trứng, và sau đó có thể mài nhẵn mà vẫn giữ được sắc độ của chúng.

Vỏ trứng sẽ vỡ ra và tạo những đường rạn nứt để tạo ra những mảng sáng tối.

Màu đen và trắng, đơn giản hóa mọi thứ, từ đó làm nổi bật lên những đường nét đẹp đẽ và làm cho tác phẩm trở nên hoàn thiện cả về hình thức và cảm xúc, mang đến những liên tưởng theo một cách thức vượt thời gian và hoàn toàn độc đáo.

NguyenVanTy

Họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ (1917-1992)

Vỏ trứng trong tranh sơn mài mang lại nhiều cảm xúc khác nhau, cách sử dụng như dầm, hay xay hay rắc cũng sẽ tạo ra những hiệu ứng khác nhau.

Chính điều này làm cho tranh sơn mài không những phong phú về màu sắc mà còn phong phú về chất liệu, biểu đạt mạng mẽ cảm xúc, tình cảm của dòng tranh nghệ thuật này.

Chúng ta có thể được chiêm ngưỡng nhiều bức tranh đen trắng kể từ thời Phục Hưng của các nghệ sĩ vẽ chân dung, luôn quan trọng việc sử dụng bút chì để phác thảo – bước khởi đầu để nghiên cứu chủ thể, vị trí, nét mặt, các cơ bắp…

rước khi sử dụng những chất liệu thể hiện màu sắc, hay ngày nay, có nhiều bức tranh đẹp chỉ bằng chất liệu đơn giản như bút chì, chì than, bút bi theo phong cách hiện thực.

Nhưng để tạo ra một tác phẩm hội họa sơn mài chỉ bằng hai màu đen trắng và mang lại một cảm xúc đặc biệt như thiếu nữ và biển của họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ là một điều hiếm thấy.

Đây cũng là nét đặc trưng riêng biệt của nghệ thuật sơn mài Việt Nam

Trong quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật, họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ dành rất nhiều tâm huyết cho sáng tác hội họa sơn mài, với khát khao cháy bỏng muốn sơn mài Việt Nam tiến xa.

Ông không ngừng sáng tạo, tìm tòi, bổ sung làm phong phú thêm cho chất liệu sơn mài các kỹ thuật và chất liệu như cách rây vàng bạc, sử dụng vỏ trứng, vỏ trai, đắp nổi.

Nguyễn Văn Tỵ là người có đóng góp trong việc đưa màu xanh lam và sắc trắng của vỏ trứng vào tranh sơn mài nhằm phá vỡ thế độc tôn của gam đỏ đen.

Họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ một biểu tượng của nghệ thuật sơn mài Việt, cùng với các họa sĩ Nguyễn Gia Trí, Trần Văn Cẩn và nhiều họa sĩ cùng thế hệ đã để lại cho đời một phong cách sáng tác, một tiêu chí thẩm định nghệ thuật sơn mài:

Phẳng – bóng – trong và độ sâu thăm thẳm của hội họa sơn mài.

KATHERINE NGUYỄN (*)

(*) Chuyên gia tư vấn sưu tập tác phẩm mỹ thuật và tổ chức các sự kiện nghệ thuật

Nguồn: Blog Artlifeka

Thiếu nữ và biển
Thiếu nữ và biển
Tác giả
Nguyễn Văn Tỵ
Thời gian
12/10/2025
Loại
Tranh sơn dầu
Tình trạng
Trưng bày
Liên hệ đặt hàng »
Từ khóa
#Tranh sơn dầu
Khám Phá các tác phẩm nổi tiếng khác

ADam Eva

Thời gian: 2024

Tác giả: HS Đỗ Đỗ

Tình trạng: Còn hàng

Liên hệ »

Đôi mắt

Thời gian: 2024

Tác giả: HS Đỗ Đỗ

Tình trạng: Còn hàng

Liên hệ »

Xuân yêu thương

Thời gian: 2024

Tác giả: HS Đỗ Đỗ

Tình trạng: Còn hàng

Liên hệ »

gái bản

Thời gian: 2024

Tác giả: HS Đỗ Đỗ

Tình trạng: Còn hàng

Liên hệ »

Tranh Phật

Thời gian: 2024

Tác giả: HS Đỗ Đỗ

Tình trạng: Còn hàng

Liên hệ »

hồng

Thời gian: 2024

Tác giả: HS Đỗ Đỗ

Tình trạng: Hết hàng

Liên hệ »