Chân dung phu nhân Minh Nhẫn (Thái Bình). Bà Minh Nhẫn tên thật là Bùi Thị Giác, sinh năm 1738, mất năm 1805. Bức tranh được thực hiện năm 1804, trước khi bà mất một năm. Đây là bức cổ họa có niên đại tuyệt đối. Tranh hiện trưng bày ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Hội họa Phật giáo Tây Tạng với hai hệ thống chính là bích họa và tranh Thangka vô cùng đồ sộ đã lưu lại rất hệ thống chân dung các vị Latma. Những bức chân dung đậm đặc yếu tố Mật tông đã có ảnh hưởng lớn tới nghệ thuật tiếu tượng của Trung Hoa và các nước khác trong khu vực.
Ở Việt Nam, việc thờ phụng các vị cao tăng chủ yếu lập bia và đúc tượng. Việt Nam có nhiều làng nghề nổi tiếng làm tượng mà ít làng nổi tiếng về vẽ tranh. Và những làng tranh như Đông Hồ, Kim Hoàng, Hàn Trống cũng ít vẽ về đề tài Phật giáo.
Tại đền Thánh Nguyễn hiện có hai bức tranh vẽ thiền sư Nguyễn Minh Không. Điểm chung của hai bức tranh là hình ảnh một vị hòa thượng đang ngồi thiền định, cổ đeo tràng hạt, ngồi trên sập. Bức tranh trên lụa có niên đại sớm hơn, có thể được vẽ vào thời Lê - Trịnh, bức vẽ trên giấy mang phong cách thời Nguyễn.
Các quý cô Bắc Bộ cũng mặc nhiều lớp áo giao lĩnh vào đầu thế kỷ 19. Được vẽ vào năm 1804, bức chân dung dưới đây của Bà Minh Nhẫn tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cho thấy họ mặc ít nhất 3 lớp.
Nguồn: Wikipedia.org